Thế Giới Văn Hóa

Kết nối Truyền thông và Ngôi sao

  Đây sẽ là một post chia sẻ để các bạn cảm thấy tự tin và có động lực hơn phần nào nha các sĩ... Thi THPT Quốc gia: Ôn gì, học gì, tâm lý ra sao để điểm cao

Đây sẽ là một post chia sẻ để các bạn cảm thấy tự tin và có động lực hơn phần nào nha các sĩ tử

1. Đừng bao giờ sợ muộn

Đợt ôn thi đại học, tớ lo lắng quá vì nghĩ chì còn có bao nhiêu ngày nữa là thi rồi. Kết quả là cứ chật vật và loay hoay với cảm xúc tiêu cực đó, thời gian đáng nhẽ ra phải dành cho việc ôn luyện thì có giá trị biết bao nhiêu. Đây được gọi là tư duy lãng phí, những suy nghĩ không cần thiết về những gì đã qua hoặc chưa đến, làm phí mất thời gian của hiện tại. Đây là một loại tư duy không nên có ở bất kỳ độ tuổi nào.

Thay vì ngồi nghĩ và bồn chồn với sự trôi chảy của thời gian chúng mình nên tập trung vào nội dung ôn thi và kiến thức, và bắt tay vào học ngay bây giờ. Thật sự bắt đầu và tập trung học sẽ giúp chúng mình dần nhận thức được rõ về thời gian một cách hiệu quả và có chủ đích, thay vì lo lắng.

Thi THPT Quốc gia: Ôn gì, học gì, tâm lý ra sao để điểm cao

2. Xem kỹ cấu trúc đề thi

Bước này quan trọng cực kỳ cho việc xác định kế hoạch học tập. Như việc muốn đến một địa điểm nào đó, thì phải biết sẽ đi quãng đường nào, thời tiết ra sao để chuẩn bị, xe cộ đi lại có phù hợp với cung đường hay không, thời gian dự kiến đến,…. Tương tự như muốn đạt được số điểm X, thì cần hiểu cấu trúc đề thi gồm những phần nào – chiếm bao điểm – mức độ thuộc dạng cơ bản/nâng cao/phân loại, thời gian để làm từng câu, các bước chuẩn bị cho ôn luyện… Nếu không, chúng mình sẽ bơi lội giữa một đại dương kiến thức mà không biết nên bơi hướng nào luôn.

Xem cấu trúc, làm thử nhiều dạng bài, đề thi thử, để xác định số điểm có thể đạt được, từ đó xác định những dạng bài có thể ăn chắc điểm ( làm kỹ, cẩn thận), dạng bài chưa làm được ( học lại, ôn kỹ hơn) nhằm giữ được phong độ với số điểm mục tiêu.

3. Tập trung cao độ

Ôn thi là một việc lao động trí óc với “công suất” cực lớn. Muốn đạt hiệu quả cao, thì chúng mình nên tập trung tối đa bằng cách duy chí vào kỳ thi.

Những việc ngoài lề như cày phim dài tập, đi du lịch, đọc tiểu thuyết,… mà có thể tạm ngưng và trì hoãn được sang thời gian khác thì các bạn có thể nên cân nhắc nha. Có thể thay bằng việc

– Ngủ đủ giấc hơn
– Tập thể dục 15-30 phút mỗi ngày
– Ăn đủ bữa

Chúng mình tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và vẫn có thể nằm trong guồng của sự tập trung. Không gian học cần yên tĩnh, sạch sẽ; hạn chế nghe nhạc trong ôn thi và làm đề thi thử; tránh ngồi học quá lâu và cần có thời gian giải lao; một khi đã làm một dạng đề hoặc một đề thi thử thì cố gắng ngồi làm hết rồi mới nghỉ ngơi nha.

Thi THPT Quốc gia: Ôn gì, học gì, tâm lý ra sao để điểm cao

Thi THPT Quốc gia – thời gian nước rút: Ôn gì, học gì, tâm lý ra sao để điểm cao

4. Ôn đến đâu, chắc đến đó

Điều này tiết kiệm thời gian cực kỳ nhiều luôn các bạn ạ. Ôn phần nào, thì làm kỹ phần đó bằng cách

– Học và ghi nhớ theo hệ thống
– Đọc đi đọc lại lý thuyết nhiều
– Vận dụng take note và viết ý chính
– Làm bài tập phần đó cho đến khi nào cảm giác “khó mà sai“ được nữa, rồi mới chuyển sang phần khác.

Đây là cách mình áp dụng cho tất cả mọi môn học, đặc biệt là những môn mình chưa tự tin.

5. Rèn luyện tư duy tích cực

Luôn tâm niệm: Mọi việc luôn có hướng giải quyết và Tự khích lệ bản thân mỗi ngày “Mình làm được, chỉ cần cố gắng”, cũng như kết nối nhiều hơn với gia đình, bạn bè và những người tích cực. Tư duy tích cực có tác dụng kích thích mọi hoạt động trong cơ thể con người, trong đó có hoạt động về trí não. Nhờ vậy, con người trở nên sảng khoái, vui vẻ, tập trung học tập và làm việc hơn. Về mặt tâm lý, tư duy tích cực là loại tư duy giúp cho con người có sự tự tin, khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân.

Trên đây chỉ là 5 bí kíp nho nhỏ tớ đúc rút ra, chỉ mong phần nào đó giúp các sĩ tử cảm nhận được sự đồng cảm, đồng lòng, tiếng cổ vũ to lớn. Mong các bạn thật khỏe mạnh và làm hết sức mình. Cố lên các bạn nha!

Hiền Nhi / Nguồn: Khánh Vy